Văn phòng TBT Việt Nam

Post by: - : Wednesday, Mar 31, 2021 | 8:49 - View count: 7779

GIỚI THIỆU VỀ VĂN PHÒNG TBT VIỆT NAM

Văn phòng Thông báo và Hỏi đáp quốc gia về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Văn phòng TBT Việt Nam) trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ, được thành lập năm 2003 theo Quyết định số 356/QĐ-BKHCN ngày 25/03/2003 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Ngày 24/11/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 46/2017/QĐ-TTg ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Mạng lưới các cơ quan thông báo và hỏi đáp và Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại. (https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-46-2017-QD-TTg-Quy-che-to-chuc-va-hoat-dong-cua-Mang-luoi-co-quan-thong-bao-368438.aspx). Trong đó tại khoản 1, Điều 4 quy định “Hoạt động TBT cấp Quốc gia thực hiện thông qua Điểm TBT quốc gia là Văn phòng Thông báo và hỏi đáp quốc gia về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Văn phòng TBT Việt Nam) trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ”.

Ngày 19/07/2019, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  ban hành Quyết định 1547/QĐ-TĐC về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Văn phòng Thông báo và Hỏi đáp quốc gia về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Văn phòng TBT Việt Nam là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng thông báo cho quốc tế về các biện pháp TBT và các thông báo khác của Việt Nam liên quan đến TBT theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; và có trách nhiệm giúp Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện các nhiệm vụ sau:

  1. Thống nhất quản lý hoạt động thông báo và hỏi đáp về TBT; điều phối và kiểm soát chung các hoạt động liên quan đến TBT; điều phối và vận hành Cổng thông tin TBT Việt Nam; gửi cho Điểm TBT của các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương có liên quan các thông tin về TBT để bảo đảm việc phổ biến về TBT được sâu rộng và hiệu quả; đầu mối tiếp nhận và cung cấp các chương trình nghị sự của các tổ chức quốc tế liên quan đến TBT; đề xuất, kiến nghị, đăng ký thành viên tham dự các chương trình, hội nghị, hội thảo quốc tế liên quan đến TBT;
  2. Thông báo, thông tin về TBT cho các tổ chức nước ngoài, quốc tế đáp ứng những quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  3. Tập hợp, tiếp nhận, chuẩn bị và cung cấp thông tin cảnh báo cho các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp và các cơ quan địa phương có liên quan về các biện pháp TBT của nước ngoài đối với các sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam để hỗ trợ việc tiếp cận thị trường xuất khẩu;
  4. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, tập huấn, tư vấn, cung cấp thông tin về TBT ở Việt Nam và các thị trường xuất khẩu cho các tổ chức, cơ quan và doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức về các cơ hội và thách thức của TBT ở trong nước và nước ngoài;
  5. Chủ trì tham gia đàm phán và triển khai các cam kết về TBT trong các điều ước quốc tế; tham gia hoạt động hợp tác quốc tế có liên quan đến việc triển khai hoạt động TBT theo sự phân công của cơ quan quản lý trực tiếp;
  6. Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường nguồn lực cho Mạng lưới TBT Việt Nam và Cổng thông tin TBT Việt Nam hoạt động có hiệu quả;
  7. Đầu mối thực hiện các nghĩa vụ thông báo và nghĩa vụ hỏi đáp về TBT của Bộ Khoa học và Công nghệ giúp Ban liên ngành TBT thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, tổng hợp các ý kiến, thông tin về TBT từ Điểm TBT của các bộ, cơ quan, tổ chức liên quan ở trung ương và địa phương và đề xuất các vấn đề có tính chất liên ngành cần đồng thuận để Ban liên ngành xem xét cho ý kiến nhằm bảo đảm hoạt động thông báo và hỏi đáp đáp ứng các quy định ở trong nước và ngoài nước.

Cơ cấu tổ chức