Kết quả 2 năm thực thi CPTPP của Việt Nam

Post by: Trần Thanh Tùng - Post date: Thursday, Apr 8, 2021 | 16:06 - View count: 1534

Theo Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI), sau khi Hiệp định CPTPP được thực thi, kim ngạch xuất khẩu sang các nước trong khối CPTPP đạt kết quả khả quan.

Ở năm đầu tiên thực thi CPTPP, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các đối tác trong khối này năm 2019 đạt tăng trưởng trung bình 7,2% so với năm 2018, trong khi nhập khẩu chỉ tăng nhẹ ở mức 0,7%.

Xuất khẩu sang các thị trường mới trong CPTPP ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng (trong khoảng từ 26%-36%). Năm 2019, xuất khẩu sang 6 nước CPTPP đạt 34,3 tỉ USD, tăng 8,1%. Năm 2020, dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, xuất khẩu sang 6 nước duy trì ở mức gần tương đương 2019, đạt 34 tỉ USD, tăng 12,02%.

Trong bối cảnh hầu như tất cả các đối tác CPTPP đều giảm nhập khẩu năm 2019, việc Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng này cho thấy CPTPP đang ít nhiều tạo ra những tác động ban đầu tích cực.

Theo bà Nguyễn Cẩm Trang – Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), có 2 thị trường nổi lên trong bức tranh xuất khẩu của Việt Nam sang khối CPTPP là Canada và Mexico.

Xuất khẩu sang Canada năm 2020 đạt kim ngạch gần 4,4 tỉ USD, tăng 12% – cao hơn nhiều so với mức tăng xuất khẩu chung (7%).

Trong đó, xuất khẩu các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng gồm điện thoại các loại chiếm trên 62%/năm; Các sản phẩm mây, tre, cói và thảm; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc; Sản phẩm từ sắt thép; Phương tiện vận tải và phụ tùng… xuất khẩu sang Canada trong năm 2020 chiếm 25%, còn lại 15% là các sản phẩm gỗ, đồ gỗ, hàng rau quả, dụng cụ thể thao…

Mexico là đối tác thương mại lớn thứ 3 lại Mỹ La Tinh. Trong thời gian qua, thương mại hai chiều tăng bình quân 14,6%/năm. Xuất khẩu tăng bình quân 18,8%/năm.

“Mexico và Canada là hai thị trường có tăng trưởng xuất khẩu cao nhất” – bà Trang nói. Theo bà Nguyễn Cẩm Trang, thị phần hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại các nước đối tác CPTPP phần lớn còn thấp. Cụ thể, Nhật Bản: Chỉ chiếm 3,1%; Australia: 1,9%; New Zealand: 1,6%; 1,3% tại Mexico: 1,3%; Canada: 1,1%; Singapore: 1%.

So sánh với mặt bằng chung, lợi ích từ CPTPP còn khiêm tốn. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đi các thị trường CPTPP (7,2%) thấp hơn so với mức 8,4% tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đi toàn thế giới trong cùng thời kỳ.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI), VCCI đã tiến hành khảo sát các doanh nghiệp về Hiệp định CPTPP, thì có tới 6,84 doanh nghiệp tư nhân không biết gì về CPTPP; chỉ có 27,27% doanh nghiệp Nhà nước và 22,63% doanh nghiệp tư nhân có biết về CPTPP.

Nguồn: VCCI

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://tbt.gov.vn/2021/04/ket-qua-2-nam-thuc-thi-cptpp-cua-viet-nam/" title_text="" title_text_color="#000000" title_text_font_size="22" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#CCCCCC" animation_effect="random" count_of_comments="2" ]